Zenit (dòng tên lửa đẩy)
Zenit (dòng tên lửa đẩy)

Zenit (dòng tên lửa đẩy)

Zenit (tiếng Ukraina: Зеніт, tiếng Nga: Зени́т; Zenith) là một họ tên lửa vũ trụ, thiết kế và phát triển bởi viện thiết kế Yuzhnoye, Dnipro, Ukraine, khi đó vẫn còn thuộc Liên Xô. Zenit bắt đầu được chế tạo từ những năm 1980 để: làm tầng đẩy phụ trợ nhiên liệu lỏng cho tên lửa đẩy Energia và, sau khi bổ sung thêm tầng đẩy 2, trở thành một tên lửa đẩy hạng trung hoàn chỉnh, có khả năng mang được tải trọng lớn hơn tải trọng 7 tấn hàng hóa Soyuz nhưng nhỏ hơn tải trọng 20 tấn của tên lửa đẩy Proton. Zenith là dòng tên lửa cuối cùng được phát triển bởi Liên Xô, với mục tiêu thay thế cho tên lửa đẩy Soyuzhọ tên lửa đẩy Proton, nó được thiết kế để sử dụng loại nhiên liệu an toàn hơn và ít độc hại hơn chất đẩy nitrogen tetroxide/UDMH của tên lửa Proton. Các chuyến bay có người lái của tàu Soyuz đã được dự kiến sẽ sử dụng tên lửa đẩy Zenit, tuy nhiên kế hoạch này đã bị hủy bỏ sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.Zenit-3SL được phóng bởi công ty Sea Launch từ các bệ phóng nổi trên biển Thái Bình Dương và Zenit-2 thì phóng từ Baikonour, Kazakhstan. Động cơ tầng đẩy 1 và 2 của tên lửa Zenit, cũng như ở tầng đẩy cuối cùng mang theo tải trọng của tên lửa Zenit-3SL được Nga chế tạo và cung cấp. Đã có kế hoạch nâng cấp tên lửa Zenit-3SLB cho mục đích thương lại từ trung tâm phóng tàu vũ trụ Baikonur từ tháng 4 năm 2008.[3]Zenit-3SL đã có tổng cộng 36 lần phóng, trong đó có 32 lần phóng thành công, một lần phóng gần thành công, và ba lần phóng thất bại. Thất bại đầu tiên là trong lần phóng vệ tinh viễn thông do Hughes chế tạo, thuộc sở hữu của ICO Global Communications, xảy ra vào 12/3/2000 do lỗi của phần mềm dẫn đến việc không thể đóng van ở tầng đẩy thứ 2 của tên lửa. Thất bại tiếp theo xảy ra vào 30/1/2007, tên lửa đã phát nổ trên bệ phóng Odyssey, vài giây sau khi kích hoạt động cơ. Vệ tinh viễn thông NSS-8 bị phá hủy.[1]24/11/2011, Zenit-3SL phóng thành công từ bệ phóng Odyssey, dưới cái tên mới là dự án Sea Launch, với RSC Energia là cổ đông chính. Tên lửa đã đưa vệ tinh viễn thông Atlantic Bird 7 của châu Âu lên quỹ đạo đã định. Ngày 1/2/2013, một vụ phóng Zenit-3SL khác đã thất bại trong khi phóng vệ tinh Intelsat 27.[4]

Zenit (dòng tên lửa đẩy)

Tải đến Quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh Zenit-3SL: 6.000 kg (13.000 lb)
Thành công
  • 71
  • 28 Zenit 2
  • 32 Zenit 3SL
  • 2 Zenit 2M
  • 5 Zenit 3SLB
  • 4 Zenit 3F
Chiều cao 57–59,6 m (187–196 ft)
Tổng số lần phóng
  • 84
  • 36 Zenit 2
  • 36 Zenit 3SL
  • 2 Zenit 2M
  • 6 Zenit 3SLB
  • 4 Zenit 3F
Chức năng Tên lửa đẩy hạng trung, Tên lửa mang tàu con thoi.
Thất bại 1 phần
  • 3
  • 1 Zenit 2
  • 1 Zenit 3SL
  • 1 Zenit 3SLB[2]
Các nơi phóng
Khối lượng 444.900–462.200 kg (980.800–1.019.000 lb)
Nước xuất xứ
Chuyến bay cuối cùng
  • Zenit 2: 10/6/2004
  • Zenit 3SL: 26/5/2014
  • Zenit 2M: 8/11/2011
  • Zenit 3SLB: 31/8/2013
  • Zenit 3F: 26/12/2017
Hiện trạng Active
Tải đến Quỹ đạo đồng bộ Mặt trời Zenit-2: 11.380 kg (25.090 lb)
Đường kính 3,9 m (13 ft)
Tải đến Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp Zenit-2: 13.740 kg (30.290 lb)
Số tầng 2 hoặc 3
Hãng sản xuất
Chuyến bay đầu tiên
  • Zenit 2: 13/4/1985
  • Zenit 3SL: 28/3/1999
  • Zenit 2M: 29/6/2007
  • Zenit 3SLB: 28/4/2008
  • Zenit 3F: 20/1/2011
Thất bại
  • 10
  • 7 Zenit 2
  • 3 Zenit 3SL

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Zenit (dòng tên lửa đẩy) http://www.buran-energia.com/energia/zenith-zenit-... http://www.nasaspaceflight.com/2013/02/sea-launch-... http://www.parabolicarc.com/2015/02/06/russia-seve... http://www.pravdareport.com/business/138261-ukrain... http://www.russianspaceweb.com/zenit-angosat-launc... http://www.satnews.com/story.php?number=1637484549 http://www.sea-launch.com/news_releases/nr_070903.... http://www.spaceflightnow.com/news/n0706/29zenit/ http://www.yuzhnoye.com/index.php?idD=48&id=124&pa... http://www.boris-lux.de/04_types/61_lv/sp_ru/14_ze...